Trang

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Lý do bạn thất nghiệp là gì?

Nhiều bạn trẻ ra trường hiện nay đã rơi vào tình trạng thất nghiệp rất nhiều. Vậy nguyên nhân nào khiến bạn thất nghiệp hay không tìm được một công việc phù hợp. Dưới đây tôi xin chia sẻ một số nguyên nhân dẫ đến thất nghiệp như sau:


Rõ ràng đây là câu hỏi không mấy dễ chịu, chính vì vậy không phải ai cũng sẵn sàng đối diện. Có người thì cho rằng là tại kinh tế suy thoái, hay tại ngành học của mình vốn khó xin việc, hay tại trường ĐH - CĐ của mình không "có tiếng",... Nhưng bạn có biết không, nguyên nhân làm cho bạn thất nghiệp đều từ chính bản thân bạn.



Nguyên nhân đầu tiên: Bạn không đam mê.

Một khi con người không có đam mê, thì đầu óc của họ luôn được thả lỏng. Ngày qua ngày, họ sống nhàn nhã và ...thất nghiệp.

Nguyên nhân thứ 2: Bạn không có kinh nghiệm làm việc.

Bạn mới ra trường thì không có kinh nghiệm là phải. Thế nhưng bạn phải chuẩn bị kinh nghiệm khi còn trên ghế nhà trường.

Tôi xin nói thật với các bạn, từ khi tôi ra trường đến giờ là tôi chưa được biết cái cảm giác thất nghiệp nó như thế nào. Mặc dù tôi không làm đúng chuyên ngành mà mình học. Bởi vì tôi sẵn sàng lao vào cuộc sống thực sự ở bên ngoài nhà trường, sẵn sàng từ chối "tiền lương đi học" là những đồng tiền xương máu của bố mẹ gửi ra. Tôi vào mạng tìm việc và được làm CTV cho FPT Telecom ở 48 Vạn Bảo - BĐ - HN. Sau đó vì chịu khó, tìm tòi và khát vọng vươn lên đã đem đến cho tôi những thành quả lao động ngọt bùi.

Nguyên nhân thứ 3: Bạn không có khả năng giao tiếp

Bạn có nhớ rằng bạn đã nhắn tin hay nói chuyện với các bạn khác giới rất "lọt tai". Với các bạn nam thì việc này khiến nhiều chàng trai khác ngưỡng mộ và học hỏi. Thế nhưng, việc giao tiếp không phải chỉ có vậy. Giao tiếp bao hàm giao tiếp gián tiếp, trực tiếp. Và cụ thể nó ra sao thì hãy tìm trên Google vì có rất nhiều chủ đề này. Và tốt nhất là bạn nên xông vào xã hội, vào thương trường hoặc ít ra cũng nên đọc sách để tích lũy được một chút lý thuyết suông. Biết đâu sau này có tác dụng thì sao. 

Nguyên nhân thứ 4: Bạn là người sống không có mục tiêu hoặc mục tiêu đó không phù hợp với nhà tuyển dụng.

Các nhà tuyển dụng không khó để biết về vấn đề này. Rõ ràng, họ muốn nhận những người có mục tiêu và mục tiêu đó có phù hợp với cơ quan sắp nhận bạn. Chẳng ai muốn nhận người không mục tiêu vào đội ngũ của mình. Đơn giản như nói chuyện hay sống với người không có mục tiêu đã chán ngắt rồi.

Nguyên nhân thứ 5: Bạn đứng núi này trông núi nọ

Bạn thử ngẫm lại mà xem, chắc chắn đã có lúc bạn so sánh nơi bạn đã từng làm với một nơi bạn chưa từng làm. Một khi bạn chưa khẳng định được tài năng của mình, thì chẳng ai gọi lại khi bạn đã dứt áo ra đi.

Nguyên nhân thứ 6: Việc lớn không làm nổi, việc nhỏ không muốn làm

Bạn không dám để tấm bằng ĐH sang một bên và đi làm lao động phổ thông hay làm những công việc vất vả với đồng lương ít ỏi. Bạn chờ đợi có một công việc khác "xứng đáng với trình độ" của bạn hơn. Nhưng oái ăm thay, chỉ khi bắt tay vào làm việc, bạn mới biết rõ trình độ của bạn đến đâu.

Nguyên nhân thứ 7: Bạn không có gan và tư tưởng làm giàu

Khi bạn không thể xin việc được chỗ nào cả mặc dù bạn nghĩ mình đâu phải không có đầu óc. Vậy thì bạn đừng đi xin việc nữa. Hãy làm bắt tay vào làm giàu cho riêng mình. Đầu tiên là những việc buôn bán nho nhỏ, sau đó thấy được, bạn mở rộng hơn một chút nữa, một chút nữa,... rồi một chút nữa. Và bạn giàu từ lúc nào mà bạn không biết. Đây là con đường làm giàu của rất nhiều người. Họ không cần bằng cấp ở những trường ĐH - CĐ nổi tiếng, nhưng họ có cả hàng trăm tấm bằng ở trường Đời.

Tóm lại, cuộc sống luôn có rất nhiều cơ hội và công việc phù hợp với bạn. Nếu bạn vẫn không nhận ra và vẫn tiếp tục thất nghiệp thì đó là lỗi của bạn.

Một lời khuyên của một người chưa thành công là tôi dành cho người kiên trì đọc đến những dòng cuối này là: Đừng bao giờ trông chờ vào vận may bạn nhé.

Nguồn: ST

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét