Trang

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Vi phạm giấy phép quảng cáo, chưa có một hình thức xử phạt quảng cáo phản cảm

Việc vi phạm giấy phép quảng cáo ngày càng nhiều trên thị trường và chưa có một hình thức xử phạt nhất định. Như việc xử lý quảng cáo phản cảm, vẫn là một dẩu hỏi chấm.  Cụ thể như:

Sự việc ca sĩ Hồ Ngọc Hà bị phạt vì quảng cáo rượu trá hình trong Music Video (MV) "Cám ơn cha" còn chưa lắng xuống thì chỉ sau mấy ngày vừa công chiếu, bộ phim "Lửa Phật" (đạo diễn Dustin Nguyễn) tiếp tục khiến dư luận xôn xao vì nghi án lồng ghép quảng cáo cho một hãng rượu mạnh trong nội dung phim. Trên truyền hình, những quảng cáo phản cảm vẫn thường xuyên được phát sóng trong các chương trình vào khung giờ vàng... Điều đó cho thấy, việc nhẹ tay trong xử lý vi phạm và buông lỏng quản lý đã khiến cho những vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo vẫn tiếp tục tái diễn.

Từ quảng cáo trá hình

Cách đây không lâu, MV "Cám ơn cha" do ca sĩ Hồ Ngọc Hà và những người bạn là những ngôi sao nổi tiếng trong giới giải trí thực hiện ngay sau khi vừa ra mắt đã bị dư luận phê phán vì trong đó có rất nhiều hình ảnh quảng cáo rượu.

Nói về tình cảm cha con, MV mượn rất nhiều hình ảnh như con tặng cha chai rượu, cả nhà cùng nâng ly uống rượu để thể hiện tình cảm. Cùng với nội dung này, nhiều hãng rượu mạnh được quay cận cảnh với hình ảnh lặp đi lặp lại nhiều lần. Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Tp HCM cho biết, đối chiếu theo luật định, thì nữ ca sĩ Hồ Ngọc Hà có thể chịu mức phạt là 30 triệu đồng.

Giấy phép quảng cáo
Quảng cáo phản cảm
Trước đó không lâu, chương trình "Đêm hội chân dài 7" do công ty Venus tổ chức cũng đã bị Sở TT&TT Tp HCM xử phạt 35 triệu đồng vì quảng cáo rượu trái phép. Núp dưới hình thức là một show diễn thời trang lớn, ông "bầu" Vũ Khắc Tiệp cũng đã khéo léo đưa logo quảng bá cho một nhãn rượu vào thiếp mời như một quảng cáo trá hình. Trước khi đêm hội diễn ra, tấm thiệp của chương trình bị nhắc nhở vì sử dụng hình ảnh người mẫu bán nude. Tuy nhiên, Ban tổ chức chỉ làm mờ phần nhạy cảm trên cơ thể các người mẫu, còn logo của hãng rượu vẫn giữ nguyên.

Dù đã có những tấm gương tày liếp như vậy nhưng bộ phim "Lửa Phật" vừa ra mắt cuối tháng 8 cũng bị phát hiện là lặp lại những vi phạm về quảng cáo rượu. Cảnh nhân vật Đạo (diễn viên Dustin Nguyễn thủ vai) với tay lấy chiếc chai có chứa "loại rượu ngon nhất" thì không khó để khán giả biết được nhãn hiệu loại rượu này.

Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, phim còn thêm nhiều cảnh có sự xuất hiện của nhãn hiệu rượu như cảnh người phục vụ đưa rượu ra, khi nhân vật Đạo tự nghiêng chai rót…Đặc biệt, gần cuối phim, phần hậu cảnh còn có cả quầy bar xếp hàng hàng lớp lớp những chai rượu cùng loại. Dẫu các chai không có rượu nhưng kiểu dáng chai và nét mờ mờ của nhãn cũng đủ để khán giả biết đó là loại rượu gì.

Phát biểu với báo chí, bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phó Chủ tịch Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện cho rằng phía hội đồng duyệt phim đã có sơ suất khi chỉ tập trung vào yếu tố đạo đức tư tưởng hay thuần phong mỹ tục… nên có phần không chú ý đến những đoạn được cho là quảng cáo rượu trong phim. Phía nhà sản xuất là hãng phim BHD đã gửi văn bản giải trình lên Cục Điện ảnh và đang chờ phản hồi từ phía cơ quan chức năng.


Giấy phép quảng cáo

MV "Cám ơn cha" do ca sĩ Hồ Ngọc Hà thực hiện có nhiều hình ảnh quảng cáo rượu.

Việc liên tục có những quảng cáo rượu trá hình trong các sản phẩm nghệ thuật thật khó có thể vin cớ là bởi sự hồn nhiên của các nghệ sĩ. Chắc chắn các nghệ sĩ không quá ngây thơ để không biết rằng Điều 7 Luật Quảng cáo quy định rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên không được phép quảng cáo trên bất kỳ hình thức nào. Điều này chỉ có thể lý giải rằng, dường như thù lao thu được từ quảng cáo rượu quá hậu hĩnh đến mức các nghệ sĩ sẵn sàng phớt lờ điều cấm trong Luật quảng cáo.

Nhiều người cho rằng, số tiền 30 triệu mà các nghệ sĩ này bị phạt không thấm vào đâu so với doanh thu mang lại từ việc quảng cáo rượu. Vì thế, các nghệ sĩ sẵn sàng không từ một cách thức nào để quảng cáo chui cho sản phẩm này. Tuy nhiên, một thực tế mà nhiều người phải đặt câu hỏi là tại sao hầu hết những quảng cáo trá hình này đều do báo chí hoặc khán giả phát hiện ra? Rất ít khi các cơ quan quản lý phát hiện mặc dù trước đó những chương trình, sản phẩm này đều đã có sự kiểm duyệt trước khi đưa ra công chúng?

Đến những quảng cáo phản cảm

Trong thời đại bùng nổ thông tin, việc để sản phẩm nhanh đến được với người tiêu dùng thì không gì hiệu quả bằng quảng cáo trên truyền hình. Nhưng cũng chính vì muốn gây chú ý, quá chú trọng đến doanh thu mà văn hóa quảng cáo còn chưa được chú ý một cách đúng mức, thậm chí không ít quảng cáo đã đi ngược lại với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Trong quảng cáo của một hãng sữa đang phát trên truyền hình, nhân vật nữ chính thổ lộ rằng: "Bác sĩ nói mẹ bị loãng xương, nên… mình uống sữa hàng ngày để phòng ngừa loãng xương".

Dư luận phản ứng vì nhân vật cô con gái trong đoạn quảng cáo kia là ích kỷ, bất hiếu bởi thay vì mua sữa cho mẹ uống lại chỉ lo lắng cho bản thân mình. Dù phía nghệ sĩ đóng vai có thanh minh rằng đó là vì khi phát sóng trên truyền hình, đoạn quảng cáo đã bị cắt cúp nhưng ở góc độ khán giả, họ chỉ nhận xét trên những gì mắt thấy tai nghe. Cũng là quảng cáo sữa, lại quay cảnh cô giáo cười cợt một học trò của mình vì quá gầy nên bị tụt trang phục khi lên bảng. Hay một ông chồng vì mải mê uống sữa mà để vợ lâm vào tình huống dở khóc dở cười… Hoa hậu Mai Phương Thúy cũng từng bị la ó khi quảng cáo cho một nhãn hiệu dầu gội đầu vì nhân vật của cô thản nhiên nói trống không với người lớn tuổi...

Còn vô số những cảnh quảng cáo vô duyên như hình ảnh cô gái chạy như bay từ trên tầng xuống đường chỉ để liếm giọt tương ớt rơi trên mặt một người đàn ông lạ. Hay hành động một người phụ nữ đưa tay quệt bồn cầu sau khi dùng một loại chất tẩy rửa cũng khiến nhiều người giật mình. Bởi sự lo ngại trẻ em khi xem hành động này sẽ bắt chước làm theo.

Để câu khách, nhiều mẩu quảng cáo để cho nhân vật ăn mặc hở hang. Ba người đẹp là Yến Trang, Ngọc Trinh và Hoàng Yến từng xuất hiện trong clip nóng bỏng, cực kỳ khiêu khích để quảng cáo cho một sản phẩm đồ uống. Những người đẹp này chỉ mặc một chiếc sơ mi trắng mỏng tang, lộ rõ nội y. Chưa hết, ba người đẹp còn uốn éo đủ tư thế rất phản cảm.

Phía những người làm quảng cáo thì thanh minh, sự bùng nổ quảng cáo khiến những người sáng tạo trong lĩnh vực này cạn kiệt ý tưởng. Mà yêu cầu của quảng cáo là phải lạ, gây sốc nên nhiều khi các nhà quảng cáo chỉ tập trung vào yếu tố này mà có phần quên đi nội dung phản cảm. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân khiến cho quảng cáo trên truyền hình bị lạm dụng vì chi phí cho quảng cáo luôn ở mức cao ngất ngưởng.

Mọi người sẽ không khỏi giật mình khi chi phí cho một gói quảng cáo 10 giây xuất hiện trong chương trình "Giọng hát Việt nhí" lên tới 130 triệu đồng. Vì mức giá cao như vậy nên các đài truyền hình mong có càng nhiều quảng cáo càng tốt mà không chú ý nhiều tới văn hóa ở những quảng cáo này, cũng như lơi tay trong vấn đề kiểm duyệt. Còn chủ nhân quảng cáo thì cố gắng cắt bớt thời lượng đến mức sai lệch cả thông điệp để hạn chế chi phí tối đa.

Có một sự lỏng lẻo và bất cập trong quản lý ở lĩnh vực quảng cáo là trong khi quảng cáo trên các sản phẩm như phim ảnh, video clip hay trong các chương trình nghệ thuật khi bị phát hiện đều bị các cơ quan chức năng phạt (dù mức phạt còn khá thấp) thì quảng cáo trên truyền hình lại bị buông lỏng. Chưa có bất kỳ một quảng cáo nào trên truyền hình phải dừng phát hay bị phạt dù rất phản cảm. Trong khi, nếu tính về độ ảnh hưởng tới công chúng, quảng cáo trên truyền hình có sức ảnh hưởng rất lớn. Vì đặc điểm của quảng cáo trên truyền hình là lặp đi lặp lại và có khả năng tác động tới số đông công chúng ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

Trong khi Luật quảng cáo quy định nếu quảng cáo không đáp ứng được nhu cầu về thẩm mỹ, văn hóa, dư luận có quyền phản ứng hay có thể yêu cầu dừng phát quảng cáo đó. Nhưng nếu các cơ quan chức năng, những cơ quan chịu trách nhiệm chính như Đài truyền hình còn "giơ cao đánh khẽ", chưa xử lý đến nơi đến chốn thì các hoạt động quảng cáo chui, quảng cáo phản cảm vẫn có cơ hội nở rộ.


Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài với lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử

Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài với lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử

Nước ngoài, họ thường mạnh về các sản phẩm về điện tử, gần đây một số doanh nghiệp, đã nắm bắt tình hình này, và đưa vào thị trường Việt Nam về lĩnh vực linh kiện điện tử. Nhưng thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài như thế nào? Dưới đây là một vài chia sẻ về lĩnh vực này như sau:

1. Lĩnh vực hoạt động:

- Ngành nghề kinh doanh: sản xuất linh kiên điện tử - 2610

Lĩnh vực này hoàn toàn có thể đăng ký được nhưng hơi khó vì liên quan đến sản xuất nên trong dự án phải thể hiện được điều kiện để sản xuất như: mặt bằng, thiết kế, nhà xưởng, xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy….

Ngành nghề này khi đăng ký phải xin ý kiến của bên Công thương, do đó thời gian cấp phép phải ít nhất 33 ngày làm việc.

- Thực hiện quyền xuất nhập khẩu:

Bạn có thể xin phép thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng liên quan (tra cứu theo mã HS, thực tế mình làm có thể đăng ký được 10 mã).
Giấy phép thực hiện quyền xuất, nhập khẩu được cấp kèm Giấy chứng nhận Đầu tư.

2. Về mức vốn Điều lệ, vốn Đầu tư
:
Để thực hiện sản xuất về một lĩnh vực và để được giải trình cấp phép, nguồn vốn cần phải tối thiểu là 500.000 ÚD thì mới có cơ sở giải trình dự án.


Tác giả: Vntuvanluat.com

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Làm thế nào để đuổi một thành viên trong hội đồng quản trị ra khỏi công ty

Tôi có một vấn đề nhờ các luật sư giúp đỡ tôi như sau
Công ty tôi gồm 3 thành viên: Tôi là chủ tịch hội đồng thành viên, kiêm giám đốc. Một người là phó giám đốc. Người con lại, chị M là kế toán trưởng và góp vốn (12% cổ phần). Còn lại là tối và một người làm phó giám đốc góp vốn.

Nhưng trong quá trình làm việc, chị M, làm việc không hiệu quả và không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nay tôi muốn cho chị M ra khỏi công ty. Xin hỏi các luật sư cho tôi lời khuyên như thế nào cho đúng pháp luật

Chúng tôi xin chia sẻ vấn đề của bạn như sau:

1. Công ty là một pháp nhân và hoàn toàn độc lập với những thành viên góp vốn.

2. Các bạn là thành viên góp vốn, là chủ sở hữu công ty các bạn sẽ được chia lợi nhuận nếu công ty làm ăn hiệu quả và chịu lỗ nếu công ty làm ăn thua lỗ theo đúng số vốn cam kết đã góp vào công ty.

3. Vậy, để xử lý tình huống của các bạn, thì bạn nên xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của công ty, trả lương, thưởng cho tất cả các thành viên, Chủ tịch, các thành viên khác, giám đốc... theo quy chế của Công ty. Nếu ai làm việc không hiệu quả (kể cả người góp vốn) sẽ bị xử lý kỷ luật, thậm trí đuổi việc.... lúc đó nếu thành viên góp vốn không thể làm việc được thì người ta chỉ còn lại việc có lợi nếu công ty kinh doanh có lãi.

Trường hợp của chị M: có 2 tư cách trong công ty, tư cách là thành viên của hội đồng thành viên và tư cách là người lao động (kế toán trưởng )

Với tư cách là thành viên hội đồng thành viên: Anh không thể đuổi chị C ra khỏi HĐTV được ngoại trừ trường hợp chị C chuyển nhượng phần vốn góp hoặc yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp

Với tư cách là người lao động: Anh có quyền chấm dứt HĐLĐ với chị C do chị C không hoàn thành công việc. Việc chấm dứt HĐLĐ cũng phải đúng quy định của pháp luật lao động như hết hạn HĐ, đơn phương chấm dứt HĐ có lý do chính đáng, Chị C xin nghỉ...

Việc chấm dứt HĐLĐ không đồng nghĩa mất tư cách thành viên của Chị C.

Tác giả: Vntuvanluat.com

Xử phạt khi vi phạm đăng ký nhãn hiệu


Dù được đăng ký nhãn hiệu  nhiều nhãn hiệu nổi tiếng vẫn bị vi phạm. “Luxalon” là nhãn hiệu độc quyền đã đăng ký quốc tế của Tập đoàn Hunter Douglas (Hà Lan), sử dụng cho nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực xây dựng. Gần đây trên thị trường bất ngờ xuất hiện nhiều sản phẩm gắn nhãn hiệu “Luxaline” gây nhầm lẫn lớn cho người tiêu dùng.

Phát hiện nhãn hiệu “nhái”

“Luxalon” là nhãn hiệu độc quyền và là tài sản trí tuệ đã đăng ký quốc tế của Tập đoàn Hunter Douglas (Hà Lan), sử dụng cho nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực xây dựng của mình.

Là tập đoàn đa quốc gia, có uy tín, danh tiếng, hoạt động rộng khắp tại Mỹ và Cộng đồng châu Âu, với mong muốn đưa các sản phẩm có chất lượng ưu việt cho các công trình xây dựng tại Việt Nam, Hunter Douglas đã cấp li-xăng cho Công ty Hunter Douglas Việt Nam, địa chỉ: khu công nghiệp Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh - được phép sử dụng nhãn hiệu Luxalon.

Sau khi được cấp li-xăng, Hunter Douglas Việt Nam đã không ngừng nỗ lực đầu tư về thời gian, tài chính vào cải tiến công nghệ sản xuất, chú trọng xây dựng giá trị thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm cho các sản phẩm khung, xương thép Luxalon. Nhờ đó, sản phẩm Luxalon đã được người tiêu dùng ở Việt Nam tin tưởng và đón nhận. Các sản phẩm mang nhãn hiệu Luxalon đã được đưa vào các công trình xây dựng cao cấp như: Văn phòng Singapore Airlines (TP. Hồ Chí Minh), tiền sảnh các khách sạn, phòng hội nghị, phòng triển lãm, nhà thờ Đắc Lộ, nhà ga sân bay, phòng bar, siêu thị, phòng chiếu phim, trung tâm thương mại…

Gần như một quy luật tất yếu, cứ khi sản phẩm có uy tín, chiếm lĩnh được thị trường, thì ngay lập tức, hàng giả, hàng nhái ra đời. Năm 2010, Hunter Douglas Việt Nam đã phát hiện nhiều đơn vị đã và đang sản xuất, kinh doanh, đưa ra thị trường các sản phẩm vật liệu xây dựng (khung xương thép dùng để treo trần, mái) tương tự như các sản phẩm của Công ty Hunter Douglas Việt Nam.

Điều đáng báo động hơn, để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, họ đã sử dụng dấu hiệu “Luxaline” tương tự gây nhầm lẫn ở mức cao độ với nhãn hiệu “Luxalon” làm cho người tiêu dùng nhầm tưởng “Luxaline” là một nhãn hiệu cũng thuộc sở hữu hoặc là tài sản trí tuệ của Công ty Hunter Douglas.

Mặc dù đơn đăng ký nhãn hiệu Luxaline đang trong quá trình thẩm định, chưa được cấp, nhưng Công ty Trường Thịnh sử dụng nhãn hiệu Luxaline gắn lên sản phẩm khung, xương thép dùng để treo trần, mái làm người sử dụng lầm tưởng đây là một nhãn hiệu mới của Hunter Douglas.
Truy tìm nguồn gốc Luxaline

Nỗ lực phát triển thị trường, xây dựng uy tín cho thương hiệu, để rồi trên thị trường lại xuất hiện người em “Luxaline” ngoài ý muốn, đang tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh, giá trị thương hiệu Luxalon, nên những tổn thất xét cả về góc độ kinh tế và tinh thần là không thể đo đếm được.

Điều tra trên cơ sở dữ liệu của Cục SHTT, Hunter Douglas Việt Nam mới tá hỏa khi phát hiện: Công ty TNHH TMDV nhôm kính Trường Thịnh (Công ty Trường Thịnh) - một nhà thầu phụ mà Hunter Douglas Việt Nam đã ký kết Hợp đồng cung ứng thi công và đang giao việc lắp đặt sản phẩm cho hầu hết các dự án tại đồng bằng sông Cửu Long- chính là đơn vị nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “Luxaline” cho các dịch vụ nhóm 35 là: “Mua bán la phông tôn kim loại” và nhóm 42 “Gia công la phông tôn kim loại”.

Điều bất ngờ hơn nữa là mặc dù Công ty Trường Thịnh nộp đơn đăng ký dấu hiệu “Luxaline” cho các dịch vụ “mua bán la phông tôn kim loại và gia công tôn kim loại” thì lẽ ra dấu hiệu này chỉ được sử dụng trên các phương tiện dịch vụ, nhưng trên thực tế, đơn vị này lại sử dụng dấu hiệu đó làm nhãn hiệu, gắn lên sản phẩm khung, xương thép dùng để treo trần, mái làm người sử dụng lầm tưởng đây là một nhãn hiệu mới của Công ty Hunter Douglas.

Cụ thể, Công ty Trường Thịnh đã chào bán sản phẩm gắn dấu hiệu Luxaline trên sản phẩm lam nhôm, lam thép, trần thép, trần nhôm, Panel vào các công trình xây dựng tại tỉnh Vĩnh Long. Công ty Trường Thịnh còn chào bán sản phẩm khung, xương thép dùng để treo trần, mái gắn nhãn Luxaline vào một số công trình tại tỉnh An Giang.


Không dừng lại ở đó, gần đây, Công ty Hunter Douglas Việt Nam còn phát hiện đã và đang có số lượng lớn các sản phẩm khung, xương thép dùng để treo trần, mái gắn dấu hiệu Luxaline đã được chào bán vào các công trình xây dựng ở tỉnh Bình Phước, cụ thể là: Công trình xây dựng thuộc xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tình Bình Phước.

Để được tư vấn về hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu, quý khách vui lòng xem tại đây

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Thay đổi đăng ký kinh doanh khi ngành nghề không có trong hệ thống kinh tế có được không?

Thay đổi đăng ký kinh doanh khi ngành nghề không có trong hệ thống kinh tế có được không?

Hỏi: Doanh nghiệp tôi làm về lĩnh vực xây dựng, nay tôi muốn kinh doanh thêm nghành nghề “vận chuyển thi công và san lấp mặt bằng”. Nhưng theo tìm hiểu, tôi biết được đây là ngành nghề không có trong hệ thống ngành nghề kinh tế theo quyết định 10/2007 của Chính phủ. Vậy, nếu tôi muốn thay đổi đăng ký kinh doanh cho Doanh nghiệp tôi, tôi phải làm thế nào?

Hà Ngân!

Chúng tôi trả lời bạn Hà Ngân như sau:

Trường hợp bổ sung ngành nghề (vận chuyển và thi công san lấp mặt bằng) tôi khuyên bạn nên làm như sau:

- Trong thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh bạn nên ghi như sau:
+ Vận chuyển vật liệu xây dựng;
+ Thi công sap lấp mặt bằng.(có thể ghi thêm là thi công san lấp và chuẩn bị mặt bằng).
Việc ngành nghề của bạn chưa được quy định trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân sẽ không ảnh hưởng gì.

Chúc bạn thành công!

Luật sư: Vntuvanluat.com


Thay đổi đăng ký kinh doanh có phải thay đổi mã số thuế không?

Lại là một câu hỏi thắc mắc của một số doanh nghiệp gửi chúng tôi về vấn đề thay đổi đăng ký kinh doanh có phải thay đổi mã số thuế không?

Chúng tôi xin chia sẻ về vấn đề này như sau:

- Khi các công ty  nếu có thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh thì không thay đổi mã số thuế.

- Mã số thuế sẽ được giữ nguyên trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp kể từ khi được cấp mã số thuế cho đến khi chấm dứt hoạt động thì mã số thuế đó cũng không được cấp lại cho bất kỳ tổ chức, công ty nào.

Đối với một số công ty trước đây được cấp hai loại Giấy chứng nhận đó là:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐKKD) và Giấy chứng nhận mã số thuế.

- Khi thực hiện thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì thực hiện thủ tục đổi Giấy chứng nhận ĐKKD theo mẫu mới (hay có thể gọi là thủ tục sáp nhập số ĐKKD và số mã số thuế thành mã số doanh nghiệp). 

Nghĩa là, công ty sẽ được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD mới trên đó số đăng ký kinh doanh bị bỏ đi và thay vào đó là số mã số thuế và được gọi là mã số doanh nghiệp.

Đồng thời với thủ tục này thì công ty phải nộp lại Giấy chứng nhận ĐKKD cũ và Giấy chứng nhận mã số thuế cũ cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Và cùng với thủ trên, công ty  phải làm thêm một thủ tục nữa là khắc đổi dấu mới sau khi được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD mới. Quý khách tham khảo thêm về những trường hợp phải thay đổi con dấu khi thay đổi đăng ký kinh doanh tại đây

Trước đây, nếu  dấu tròn của công ty được khắc theo số ĐKKD,  nay số ĐKKD bị bỏ đi mà thay vào đó là số mã số thuế làm mã số doanh nghiệp thì dấu phải được khắc và cấp theo số mã số doanh nghiệp này.

Điều 16 Thông tư số14/2010/TT-BKH có hiệu lực  ngày 20/7/2010 hướng dẫn Nghị định43/2010/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/6/2010 . 

- Theo quy định của  Nghị Định và Thông tư này thì kể từ ngày các văn bản trên có hiệu lực thì những doanh nghiệp mới thành lập sẽ được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD theo mẫu mới. 

- Còn những doanh nghiệp đã thành lập trước đây nay có thể thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận ĐKKD theo mẫu mới hoặc khi nào doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh thì thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận ĐKKD theo mẫu mới luôn.

Tác giả: Vntuvanluat.com

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Tầm quan trọng của việc đăng ký bản quyền tác giả

Tầm quan trọng của việc đăng ký bản quyền tác giả

Sản phẩm do sự lao động trí óc làm ra, cần phải được đăng ký bản quyền tác giả. Nhiều công ty đã không chú trọng vào việc này mà vô tình để kẻ gian đánh cắp bản quyền tác giả.  Việc đăng ký bản quyền tác giả sẽ được pháp luật nhà nước bảo vệ dưới mọi hình thức. Chủ thể được bảo hộ quyền tác giả bao gồm tác giả và chủ sở hữu tác phẩm

Phân biệt quyền tác giả và bản quyền tác phẩm.

Nhiều người thường nhầm lẫn quyền tác giả và quyền tác phẩm là một. Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo dưới hình thức nhất định. Tác phẩm không đăng ký thì tác giả vẫn được hưởng sự bảo hộ đối với tác phẩm của mình.

Việc đăng ký bản quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc hay là cơ sở để xác lập bản quyền tác giả. Tuy vậy, không có nghĩa là việc đăng ký bản quyền tác giả là không cần thiết. Giấy chứng nhận bản quyền tác giả là tài liệu quan trọng thể hiện quyền tác giả đối với tác phẩm.

Đó là cơ sở thực hiện các quyền lợi hợp pháp như bán, chuyển nhượng, cho phép sử dụng, đưa vào kinh doanh. Đặc biệt, nó cũng là bằng chứng quan trọng trong việc yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý việc xâm phạm bản quyền tác giả. Vì lẽ đó, các công ty, cá nhân, tập thể nên đăng ký bản quyền tác giả đối với các tác phẩm.

Trường hợp bị vi phạm bản quyền tác giả thì đòi lại như thế nào?

Để chứng minh tác phẩm thuộc về mình khi có tranh chấp là việc rất khó và tốn nhiều công sức. Trong trường hợp này tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nên ủy quyền cho tổ chức đại diện bản quyền tác giả làm đại diện, thay mặt thu thập chứng cứ và căn cứ pháp lý để chứng minh tác phẩm đó do mình sáng tạo, đã có trước so với thời điểm bên vi phạm làm thủ tục đăng ký tại Cục Bản Quyền.

Qua đó, tổ chức đại diện yêu cầu phía vi phạm bản quyền tác giả: chấm dứt ngay hành vi vi phạm; xin lỗi trước công luận; bồi thường thiệt hại.


Trong trường hợp từ chối hoặc không đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu, tổ chức đại diện có quyền cung cấp chứng cứ và phối hợp với các cơ quan chức năng như quản lý thị trường, thanh tra nhà nước về văn hóa thông tin, công an kinh tế, tòa án để xử lý theo quy định của pháp luật.

Để làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả tại đây

Điều kiện pháp lý để thành lập công ty kiểm toán


Có nhiều hình thức thành lập công ty, và hoạt động về nhiều lĩnh vực khác nhau. Riêng đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thì điều kiện để thành lập công ty là gì. Chúng tôi xin chia sẻ như sau:

-  Doanh nghiệp kiểm toán chỉ được thành lập công ty khi có ít nhất ba người có Chứng chỉ kiểm toán viên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nếu là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì phải sở hữu ít nhất là 10% vốn điều lệ công ty.
Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán đủ 3 năm trở lên sau khi được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và không được đồng thời tham gia quản lý, điều hành ở doanh nghiệp khác;

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp kiểm toán phải thông báo với Bộ Tài chính việc thành lập doanh nghiệp kiểm toán và danh sách kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;

- Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kiểm toán phải đảm bảo có ít nhất 3 kiểm toán viên hành nghề ký hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian với doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không đảm bảo điều kiện này sau 6 tháng liên tục thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán;


- Thành viên hợp danh trực tiếp phụ trách dịch vụ kiểm toán phải có Chứng chỉ kiểm toán viên. Trường hợp công ty hợp danh kiểm toán có đăng ký kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề (như dịch vụ kế toán, dịch vụ định giá tài sản...) thì thành viên hợp danh trực tiếp phụ trách các dịch vụ đó phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quy định của pháp luật. 

Luật sư: Vntuvanluat