Trang

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Thành công với 9 yếu tố dành cho doanh nghiệp trẻ

Hiện nay, thủ tục thành lập công ty đã không còn phức tạp về mặt pháp lý. Thế nhưng để duy trì và phát triển thương hiệu lại là một vấn đề đáng để bàn. 



Một số doanh nghiệp thì thành công, nhưng không ít nửa chừng đã thất bại dù họ có vốn có nguồn lực dồi dào. Dưới đây là  9 yếu tố để giúp các doanh nghiệp mới thành lập công ty sẽ giúp doanh nghiệp bạn thành công.

1. Đừng bỏ qua thị trường ngách

Thị trường ngách là chỗ đứng thích hợp nhất đối với doanh nghiệp, công ty nhỏ. Nếu như không thể làm chủ được ở những thị trường lớn, thay vì cố gắng tập trung vào những thị trường đó hay đầu tư và tập trung vào thị trường nhỏ, thị trường mà mình có thể trở thành chuyên gia ở lĩnh vực đó
Hãy thu hẹp và tập trung một lĩnh vực kinh doanh cho mình, bạn có thể trở thành người dẫn đầu trong phân đoạn thị trường đó.  

2. Đâu phải doanh nghiệp nhỏ, là kém lợi thế

Bạn hay gặt bỏ ý nghĩa đó ra khỏi đầu mới có thể thành công. Thành công đâu phải là chỉ có doanh nghiệp lớn.
 Nhưng sự thật là doanh nghiệp nhỏ có rất nhiều lợi thế so với các doanh nghiệp lớn, như sự linh hoạt, khả năng phản ứng nhanh nhạy với thị trường, và khả năng cung cấp các dịch vụ mang tính cá nhân. Hãy cố gắng tận dụng tối đa các lợi thế của doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực của mình.

3. Nếu không tạo được thương hiệu sản phẩm trên thị trường, hãy làm cho sản phẩm của mình đặc biệt hơn. 

Hãy làm cho khách hàng thấy được những ưu việt của sản phẩm mà bạn cung cấp, nhấn mạnh những ưu việt này trong việc đáp ứng nhu cầu của họ.
Hãy học hỏi, nhưng đừng bao giờ bắt chước y hệt một sản phẩm nào trên thị trường. Hãy tạo cho mình một sản phẩm hoàn toàn độc đáo. 

4. Hãy làm cho khách hàng không thể quên bạn

Ngay trong lần đầu tiên khi tiếp xúc với khách hàng, bạn hãy cố gắng tạo được ấn tượng tốt nhờ sự chính xác và chất lượng công việc.

Cho dù họ có thăm dò bạn, hãy cố gắng cởi mở và thân thiện hãy chứng tỏ cho họ biết khả năng của doanh nghiệp. Nhưng đừng cho họ biết những kỹ năng của doanh nghiệp mình

Hãy nhớ rằng bạn không bao giờ có lần thứ hai để làm lại. Để tạo ấn tượng tốt, cần phải quan tâm đến những điều nhỏ nhặt nhất, như cửa hàng bày biện đẹp mắt, nhân viên lịch sự nhã nhặn, giọng nói dễ nghe qua điện thoại...

Ngoài ra, nếu bạn đang làm việc cho công ty của riêng mình, nên nhớ rằng bạn là trung tâm của doanh nghiệp , hãy cố gắng nhiều hơn. Bất cứ người nào bạn tiếp xúc đều có thể là khách hàng hoặc người ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của người khác, hãy gây ấn tượng tốt với họ bằng cách thức kinh doanh của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn ăn mặc lịch sự, làm việc khoa học và am hiểu lĩnh vực kinh doanh của mình. 

5. Gây dựng và tạo danh tiếng 

Luôn lưu ý rằng, sự tồn tại của doanh nghiệp bạn phụ thuộc vào danh tiếng mà bạn gây dựng được. Điều tối quan trọng là bạn tạo dựng được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ kèm theo. Thành công được đảm bảo bởi hai nhân tố: Chất lượng sản phẩm tốt và dịch vụ ưu việt. Hãy luôn chú ý đến chất lượng. Nếu bạn là một nhà cố vấn luật, hãy cố gắng đảm bảo số tiền hoàn thuế cho khách hàng của bạn là chính xác. 

6. Luôn luôn cải tiến 

Các doanh nghiệp không nên có lối suy nghĩ cứng nhắc mà phải luôn luôn đổi mới để có được các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Nếu bạn có kiểu suy nghĩ đại loại như: đó là cách chúng tôi vẫn thường làm, ngay lập tức bạn sẽ bị các đối thủ đánh bại. Môi trường kinh doanh ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục tìm ra các giải pháp mới một cách nhanh nhất.

7. Lắng nghe khách hàng của bạn

Hãy lắng nghe và phản ứng lại các nhu cầu của khách hàng. Bạn phải làm cho khách hàng cảm thấy họ là những người quan trọng. Khi bạn hướng hoạt động của mình vào khách hàng và tạo niềm tin cho họ, họ sẽ đáp lại niềm tin của bạn và trung thành với bạn mãi. Hãy nhớ rằng, cách thức marketing tốt nhất và tốn ít chi phí nhất là tự khẳng định mình và dành sự quan tâm đến khách hàng.

8. Luôn có một kế hoạch để kinh doanh

Một doanh nghiệp nên nhận thức tầm quan trọng của việc lên kế hoạch. Với một kế hoạch tốt, bạn có thể đạt thành công dễ dàng hơn. Kế hoạch đó giúp bạn xác định rõ lĩnh vực kinh doanh của mình, dự tính chi phí và doanh thu, lường tính các rủi ro.
Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn biết được chiến lược kinh doanh của mình và làm thế nào để đạt được điều đó. Kinh doanh mà không có kế hoạch giống như đi vào một thành phố xa lạ mà không có bản đồ.

9. Luôn cập nhật và ứng dụng các tiến bộ mới nhất về khoa học kĩ thuật

Hãy luôn luôn đổi mới sản phẩm của bạn theo tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Hãy sử dụng tiến bộ của khoa học kĩ thuật như điểm khởi đầu để cải tiến sản phẩm, qui trình sản xuất và nâng cao danh tiếng của bạn.
Cũng cần đổi mới cả phương thức hoạt động, từ cách định giá, xúc tiến bán hàng, cung cấp dịch vụ cho khách hàng và phân phối. Hãy luôn chú ý đến những thay đổi và ứng dụng chúng để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả công việc